Làm sao để rút được tiền khi mất sổ tiết kiệm?
Theo Khoản 3 Điều 25 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN, (sửa đổi và bổ sung theo sửa đổi, bổ sung của Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN và Thông tư số 04/2011/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), người gửi tiền tiết kiệm có trách nhiệm “thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản”.
Theo Điều 23, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định việc xử lý các trường hợp nhàu nát, rách, mất thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với thẻ tiết kiệm theo quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
Như vậy, khi phát hiện bị mất sổ/thẻ tiết kiệm, bạn phải liên hệ và báo mất ngay với ngân hàng được biết và kịp thời xử lý, cũng như có sự hướng dẫn cần thiết vì mỗi ngân hàng có thể có những quy định, quy trình, thủ tục khác nhau trong việc xử lý trường hợp này.
Theo khoản 1 Điều 24, người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Vì vậy, tuy bị mất sổ tiết kiệm nhưng bạn vẫn là chủ sở hữu của tài khoản tiết kiệm, số tiền tiết kiệm đã gửi.
Theo quy định của ngân hàng và thỏa thuận giữa bạn với ngân hàng, bạn vẫn có thể rút tiền tiết kiệm khi đến hạn hoặc rút trước hạn theo quy định của ngân hàng và thỏa thuận của hai bên, có thể rút thể rút tiền sau khi được cấp lại sổ tiết kiệm mới hoặc rút tiền sau khi đã báo mất sổ tiết kiệm và được xác nhận, chứng thực cá nhân.
Vì vậy, trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với ngân hàng nơi bạn gửi tiết kiệm để có hướng xử lý cụ thể. Thông thường, quy trình xử lý với trường hợp mất sổ tiết kiệm có thể được xử lý như sau:
- Thông báo mất sổ tiết kiệm: Có thể phải lập Giấy báo mất sổ tiết kiệm theo mẫu quy định của ngân hàng. Chữ ký của khách hàng trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.
- Sau khi kiểm tra CMND/hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân tương đương, nhận diện khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, nếu thấy sổ tiết kiệm báo mất chưa tất toán và không ở trong tình trạng bị phong toả, ngân hàng sẽ chấp nhận làm thủ tục cho khách hàng rút tiền hoặc cấp lại sổ tiết kiệm cho khách hàng để khách hàng rút tiền sau đó.
- Sau một khoảng thời gian kể từ ngày nhận báo mất thẻ tiết kiệm (khoảng 30 ngày), nếu không có tranh chấp, khiếu kiện gì, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm mới thay thế cho seri trên sổ đã mất và có quyền rút tiền trên sổ tiết kiệm đã báo mất.
Trường hợp sổ tiết kiệm đồng chủ sở hữu, cả 2 đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải ra làm thủ tục rút tiền hoặc 1 trong 2 người thực hiện theo uỷ quyền của đồng chủ sở hữu còn lại, trừ khi các bên đã có thoả thuận cụ thể trong bản cam kết về đồng chủ sở hữu.
- Khi rút tiền, khách hàng xuất trình giấy báo mất đã có chữ ký xác nhận của ngân hàng thay cho thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm mới đã được cấp và thực hiện các thủ tục rút tiền như bình thường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?