Chi phí hoạt động kinh doanh của EVN

Chi phí hoạt động kinh doanh của EVN được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Chi phí hoạt động kinh doanh của EVN được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Hải Châu (chau****@gmail.com)

Chi phí hoạt động kinh doanh của EVN được quy định tại Điều 25 Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2017/NĐ-CP như sau:

Chi phí hoạt động kinh doanh của EVN là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Chi phí hoạt động kinh doanh gồm một số nội dung sau:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh:

a) Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài.

b) Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động được phân bổ vào chi phí theo quy định hiện hành. Riêng đối với công tơ điện được phân bổ vào chi phí trong thời gian không quá 05 năm.

c) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

d) Chi phí trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định: Chi phí sửa chữa đối với tài sản cố định đặc thù (các nhà máy điện, trạm biến áp 500 kV trở lên...) theo chu kỳ thì được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán được duyệt vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện sửa chữa, nếu số thực chi lớn hơn số trích trước, phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí; nếu số thực chi nhỏ hơn số trích trước thì hạch toán giảm chi phí trong năm.

đ) Chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí khắc phục sự cố là chi phí thực tế cho công việc sửa chữa, khắc phục sự cố nhằm khôi phục năng lực và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định theo trạng thái ban đầu của tài sản. Trong quá trình sửa chữa tài sản cố định có thể thay thế thiết bị, phụ tùng hoặc bộ phận tài sản đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của sản xuất, truyền tải, phân phối điện. Trường hợp phát sinh các chi phí lớn phục vụ cho công tác sửa chữa, khắc phục sự cố do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (giảm lãi hoặc bị lỗ) thì EVN thực hiện phân bổ khoản chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố; thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày phát sinh khoản chi phí.

e) Chi phí tiền lương, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động, tiền lương, thù lao của Người quản lý doanh nghiệp theo quy định.

g) Kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định.

h) Chi cho công tác y tế theo quy định.

i) Chi phí thuê bảo vệ nhà máy điện, đường dây điện, trạm biến áp.

k) Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh trên nguyên tắc quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

l) Chi đào tạo cán bộ công nhân viên của EVN, chi đào tạo khác theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ định hướng phát triển của EVN, chuẩn bị nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ mới, cung cấp nhân lực cho các đơn vị thành viên EVN ở vùng sâu vùng xa với điều kiện các học sinh, sinh viên này có cam kết làm việc lâu dài cho EVN sau khi tốt nghiệp.

m) Chi phí tiếp nhận, sửa chữa lưới điện trung áp, hạ áp nông thôn từ các tổ chức khác chuyển giao cho EVN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để EVN quản lý vận hành thì EVN được phép phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh điện nhưng không quá 3 năm.

n) Chi phí cho thuê cột điện.

o) Chi phí bằng tiền khác gồm:

- Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN.

- Tiền thuê đất.

- Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động.

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động.

- Chi phí cho lao động nữ.

- Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường.

- Chi phí ăn ca cho người lao động.

- Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định).

- Các chi phí khác bằng tiền theo quy định của pháp luật.

p) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản 1 Điều 20; giá trị tài sản tổn thất thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.

q) Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp trích lập theo quy định, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù.

r) Giá trị tổn thất sau kiểm kê sau khi bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có).

s) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: Các khoản chi liên quan đến đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi); tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản.

3. Chi phí khác, bao gồm:

a) Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản gồm cả giá trị còn lại của tài sản khi thanh lý, nhượng bán.

b) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán.

c) Chi phí để thu tiền phạt.

d) Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng.

đ) Các khoản chi tài trợ cho các trường thuộc EVN theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; EVN có trách nhiệm ban hành Quy chế về việc tài trợ cho các trường đào tạo thuộc EVN.

e) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:

a) Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình.

b) Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng.

c) Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của EVN; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ; các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

d) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh EVN mà do cá nhân gây ra.

5. EVN xác định các khoản chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế thực hiện theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Trên đây là quy định về Chi phí hoạt động kinh doanh của EVN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
334 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào