Cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế có phải tiếp xúc qua lại với nhau không?
Phạm vi tiếp xúc giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế được quy định cụ thể tại Điều 29 Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, theo đó:
Sẽ không có bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa cha mẹ nuôi tương lai với cha mẹ đẻ trẻ em hoặc với bất kỳ một người nào khác đã chăm sóc trẻ em trước khi những quy định tại các mục từ a) đến c) Điều 4 và mục a) Điều 5 được đáp ứng, trừ khi việc nuôi con nuôi đó diễn ra trong phạm vi gia đình hoặc trừ khi mối liên hệ phù hợp với những điều kiện do cơ quan có thẩm quyền của Nước gốc quy định.
Trên đây là tư vấn về phạm vi tiếp xúc giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước La Haye 1993.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?