Thanh lý, nhượng bán tài sản của EVN
Thanh lý, nhượng bán tài sản của EVN được quy định tại Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2017/NĐ-CP như sau:
1. EVN được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, kém mất phẩm chất, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn. Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ, từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh khi khoản vay còn dư nợ thì phải có ý kiến chấp thuận của Nhà tài trợ (đối với khoản vay lại Chính phủ) hoặc của Người cho vay (đối với khoản vay có bảo lãnh Chính phủ) và ý kiến của Bộ Tài chính trước khi nhượng bán, thanh lý.
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Hội đồng thành viên EVN quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng không vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định; trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của EVN không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, EVN phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu, EVN không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới EVN không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do EVN tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng giám đốc EVN quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì EVN được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.
4. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản gắn liền với đất đai phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định hiện hành.
Trên đây là quy định về Thanh lý, nhượng bán tài sản của EVN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?