Đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên được quy định thế nào?
Đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên được quy định tại Điều 3 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT như sau:
1. Đề án tuyển sinh của trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo cùng một số thông tin quan trọng khác trong Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Bộ GDĐT tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. Nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì Bộ GDĐT sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này;
Từ năm 2018 trở đi, ngoài các thông tin nêu trên, các trường phải công bố thêm: tổng chi phí để đào tạo 1 sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành).
Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này thì không được thông báo tuyển sinh.
b) Quy định chỉ tiêu tuyển sinh theo các hình thức tuyển sinh khác nhau (nếu có); ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Quy chế này;
c) Quy định rõ về việc trường có sử dụng hay không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh;
d) Đối với trường đào tạo trình độ CĐSP xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp phải quy định rõ cách thức xét tuyển vào ngành học phù hợp;
đ) Đối với các ngành năng khiếu thuộc khối ngành văn hóa - nghệ thuật, điểm xét tuyển của các môn văn hóa phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để hoàn thành chương trình phổ thông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ GDĐT chấp thuận.
2. Các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng (ngoài quy định tại khoản 2, 3 Điều 7 của Quy chế này) đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của trường.
3. Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia; chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án; đồng thời, gửi về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?