Đèn tín hiệu mạn dùng trong tàu cá được quy định thế nào?

Đèn tín hiệu mạn dùng trong tàu cá được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hùng, đang sinh sống tại Vĩnh Long, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi đèn tín hiệu mạn dùng trong tàu cá được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Hùng_097**)

Đèn tín hiệu mạn dùng trong tàu cá được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.3.4.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-21:2015/BNNPTNT về Trang bị an toàn tàu cá ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BNNPTNT, theo đó:

1. Đèn tín hiệu mạn màu xanh phải bố trí ở phía bên mạn phải, còn đèn mạn màu đỏ bố trí mạn trái, cả hai đèn phải bố trí song song và đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm của tàu và cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng đó.

Các đèn tín hiệu mạn phải bố trí sau đèn cột phía trước và phải bố trí ở độ cao so với mặt boong chính, không lớn hơn 3/4 chiều cao của đèn cột phía trước. Vị trí đèn tín hiệu mạn phải thích hợp để không lẫn với các đèn khác trên boong và phải đảm bảo nước không hắt vào đèn.

Các đèn mạn phải được bố trí trên cánh gà buồng lái với khoảng cách giữa hai đèn gần bằng chiều rộng của tàu, trừ trường hợp do kết cấu của tàu không cho phép.

2. Đèn mạn phải có tấm chắn dọc phía trong song song với mặt phẳng dọc tâm để che và hai tấm chắn ngang (phía trước và phía sau) đặt thẳng góc với tấm chắn dọc. Tấm chắn phải được sơn màu đen nhạt.

Tấm chắn dọc phải có chiều dài để khoảng cách từ tâm của nguồn sáng đến cạnh sau của tấm ngang phía trước không nhỏ hơn 0,915 m. Chiều rộng của tấm ngang phía trước phải đảm bảo cạnh ngoài của nó cách đường thẳng đi qua tâm nguồn sáng và song song với mặt phẳng dọc tâm tàu một khoảng 13 mm.

Tấm ngang phía sau phải có chiều rộng đủ để che hoàn toàn về phía sau của đèn, song không làm giảm góc nhìn 22,50 về phía sau tàu. Chiều cao của tấm chắn dọc và hai tấm ngang không được nhỏ hơn chiều cao thân đèn.

Phía trong bề mặt tấm phẳng dọc phải sơn màu đen nhạt.

3. Tấm chắn của đèn phải bố trí sao cho cạnh ngoài không nhô ra ngoài mép mạn tàu.

Tấm chắn của đèn phải cố định chặt vào chỗ đặt đèn, áp chặt vào tấm ngang phía sau và tì chặt vào đế đèn phía dưới.

Tấm chắn đèn tín hiệu mạn không được cố định bằng đây chằng, kiểu này chỉ cho phép dùng trên tàu chạy buồm và buồm gắn máy, với điều kiện phải tuân thủ những yêu cầu đã đề ra ở trên và không gây ảnh hưởng tới góc nhìn của giới hạn góc bao ánh sáng chiếu ra.

4. Cho phép thay các tấm chắn đèn bằng cách tận dụng mạn hoặc thành của buồng lái, nhưng phải tuân thủ tất cả những yêu cầu đã đề ra ở mục 2.3.4.2.2.

Trên đây là tư vấn về đèn tín hiệu mạn dùng trong tàu cá. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-21:2015/BNNPTNT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào