Quyền của đối tượng thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán
Quyền của đối tượng thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán được quy định tại Khoản 1 Điều 114 Luật Chứng khoán 2006 như sau:
a) Giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có quy định và thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật; khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết thì người khiếu nại vẫn phải chấp hành kết luận thanh tra và quyết định xử lý thanh tra;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm của Chánh Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền của đối tượng thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Chứng khoán 2006 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thanh Hóa năm 2025?
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc (Mẫu 20-ĐK-TCT) 2025 theo Thông tư 86?
- Tải đề tham khảo CA1, CA2, CA3, CA4 kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân 2025?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày dương? Ngày lễ, sự kiện diễn ra Tháng 2/2025?