Phương pháp đo đặc tính an toàn khi nạp quá tải (pin) pin lithium
Phương pháp đo đặc tính an toàn khi nạp quá tải (pin) pin lithium theo dự kiến được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.9.4.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2016/BTTTT về pin lithium cho các thiết bị cầm tay ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BTTTT, theo đó:
Phép đo thử được tiến hành tại nhiệt độ môi trường 20ºC ± 5ºC. Pin được phóng tại một dòng không đổi 0,2 It(A), tới một điện áp cuối do nhà sản xuất quy định. Sau đó, mẫu thử được nạp tại một dòng không đổi 0,2 It (A), sử dụng một điện áp nguồn (không vượt quá điện áp tối đa cung cấp bởi một bộ nạp được khuyến nghị, nếu không giá trị này sẽ là 5 V/tế bào) để duy trì dòng điện không đổi này. Mẫu thử được gắn với một cặp nhiệt điện trong suốt quá trình đo thử. Đối với hộp pin, nhiệt độ được đo trên vỏ hộp. Phép đo thử được tiếp tục đến khi nhiệt độ của vỏ hộp đạt đến điều kiện ổn định (thay đổi nhỏ hơn 10 ºC trong khoảng thời gian 30 phút) hoặc bằng nhiệt độ môi trường.
Trên đây là tư vấn về phương pháp đo đặc tính an toàn khi nạp quá tải (pin) pin lithium. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2016/BTTTT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?