Quy định giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử ngành hải quan

Quy định giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử ngành hải quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ.Quy định giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử ngành hải quan được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Duy Thiên (thien****@gmail.com)

Quy định giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử ngành hải quan được quy định tại Điều 15 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 như sau:

1. Giám sát thường xuyên.

a) Kiểm tra tình trạng hoạt động các hệ thống thông tin nghiệp vụ.

b) Trường hợp phát hiện sự cố hoặc không đăng nhập được vào hệ thống thì ghi nhận thông tin vào nhật ký hoạt động đồng thời thông báo đơn vị quản lý hệ thống thông tin nghiệp vụ để kiểm tra, khắc phục sự cố, đảm bảo hoạt động theo quy định.

c) Thực hiện khai thác dữ liệu hệ thống thông tin nghiệp vụ theo lĩnh vực, phạm vi, địa bàn, loại hình, tuyến đường,... được phân công.

d) Trường hợp phân tích, xử lý dữ liệu hệ thống thông tin nghiệp vụ, xác định thông tin, vụ việc có khả năng xảy ra vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo phương án xử lý và thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Giám sát trọng điểm.

a) Tiếp nhận thông tin bàn giao ca làm việc, các hồ sơ vụ việc đang giám sát, các nội dung giám sát trọng điểm theo kế hoạch được lãnh đạo phê duyệt.

b) Thực hiện giám sát trọng điểm.

b.1) Trường hợp giám sát trọng điểm được lập cảnh báo (theo dõi theo mã số thuế doanh nghiệp, vận đơn, số container,...).

- Kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống cảnh báo.

- Theo dõi thông tin cảnh báo.

- Phân tích, xử lý thông tin khi có thông tin cảnh báo liên quan giám sát trọng điểm.

b.2) Trường hợp giám sát trọng điểm chưa lập được cảnh báo.

- Thực hiện khai thác dữ liệu hệ thống thông tin nghiệp vụ theo chỉ tiêu thông tin dữ liệu của hồ sơ giám sát trọng điểm.

- Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai thác từ hệ thống thông tin nghiệp vụ với yêu cầu giám sát trọng điểm.

- Phân tích, xử lý thông tin khi có thông tin nghiệp vụ liên quan giám sát trọng điểm.

c) Trường hợp phân tích, xử lý dữ liệu hệ thống thông tin nghiệp vụ, xác định thông tin, vụ việc có khả năng xảy ra vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo phương án xử lý và thực hiện sau khi được phê duyệt.

3. Quy định cụ thể giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử.

3.1. Hệ thống VCIS.

a) Công chức trực giám sát sử dụng nghiệp vụ “Kiểm tra hồ Sơ/Tham chiếu thông tin kiểm tra/NA02A” lựa chọn tờ khai theo các tiêu chí hàng xuất khẩu/nhập khẩu, loại hình, phạm vi địa bàn cơ quan hải quan, phương thức vận tải... theo nội dung được phân công để giám sát trực tuyến dữ liệu tờ khai luồng vàng, luồng đỏ trong phạm vi các tiêu chí đã chọn ở trên.

b) Thường xuyên, định kỳ sử dụng chức năng “Cập nhật trạng thái kiểm tra” để cập nhật dữ liệu theo thời gian hiện đang giám sát.

c) Quan sát dữ liệu theo cột “Ngày nhận thông báo” để nắm thông tin trạng thái mới nhất về việc xử lý dữ liệu các tờ khai.

d) Lựa chọn tờ khai cần xem thông tin chi tiết để kiểm tra các thông tin liên quan như: thông tin khai báo về doanh nghiệp, đối tác, phương tiện vận chuyển, mô tả hàng hóa, số lượng, đơn giá, mã tiêu chí phân luồng, địa điểm lưu kho, xếp dỡ hàng,...

e) Trong trường hợp cần thu thập bổ sung thông tin, công chức trực giám sát sử dụng các nghiệp vụ Black list (hồ sơ rủi ro), thông quan (tờ khai đã thông quan, hồ sơ vi phạm), hồ sơ người xuất khẩu, nhập khẩu, Quản lý rủi ro để kiểm tra thông tin liên quan tờ khai.

f) Trường hợp phân tích, xử lý dữ liệu, xác định thông tin, vụ việc có khả năng xảy ra vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo để kiểm tra, làm rõ theo quy định.

3.2. Hệ thống thông quan điện tử e-Customs V5.

3.2.1. Giám sát trực tuyến đối với dữ liệu tờ khai hàng hóa.

a) Công chức trực giám sát sử dụng chức năng “Theo dõi trạng thái tờ khai” lựa chọn tờ khai theo các tiêu chí như phạm vi, địa bàn, cơ quan hải quan nơi mở tờ khai, loại hình... để giám sát trực tuyến dữ liệu tờ khai (luồng xanh, vàng, đỏ) đang thực hiện quy trình thủ tục hải quan.

b) Quan sát thông tin tổng hợp về mã đơn vị, loại hình, thời gian đăng ký, thông tin hoàn thành, cấp phép,...

c) Lựa chọn tờ khai cần xem thông tin chi tiết để kiểm tra các thông tin liên quan như: thông tin khai báo tờ khai, khai báo hàng hóa, chỉ thị của hải quan, ghi nhận.

d) Trong trường hợp cần thu thập bổ sung thông tin, công chức trực giám sát sử dụng các nghiệp vụ trên hệ thống VCIS để kiểm tra thông tin liên quan tờ khai.

e) Trường hợp phân tích, xử lý dữ liệu, xác định thông tin, vụ việc có khả năng xảy ra vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo để kiểm tra, làm rõ theo quy định.

3.2.2. Giám sát trực tuyến đối với dữ liệu hàng hóa qua khu vực giám sát.

a) Công chức trực giám sát khai thác dữ liệu thông tin hàng qua khu vực giám sát, danh sách container qua khu vực giám sát, hàng mang về bảo quản, dừng thông quan, chuyển địa điểm kiểm tra, vận chuyển độc lập,...

b) Quan sát thông tin liên quan hàng hóa qua khu vực giám sát, kiểm tra các thông tin liên quan lô hàng.

c) Trường hợp phân tích, xử lý dữ liệu, xác định thông tin, vụ việc có khả năng xảy ra vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo để kiểm tra, làm rõ theo quy định.

3.3. Hệ thống tiếp nhận e-manifest.

a) Công chức trực giám sát sử dụng chức năng “Tra cứu thông tin hồ sơ tàu”, “Tra cứu thông tin container”, “Tra cứu thông tin hàng hóa”, “Thống kê container tồn” để khai thác dữ liệu thông tin hồ sơ tàu, hàng hóa, container, hàng tồn.

b) Phân tích thông tin liên quan hành trình của tàu, người nhận, người gửi, mô tả hàng hóa, trọng lượng, cảng đích, cảng xếp hàng, ngày tàu đến. Kết hợp kiểm tra thông tin qua các hệ thống định vị tàu biển AIS, hành trình container (tracking), thông tin vận đơn,... để xác định container có dấu hiệu nghi vấn.

c) Trường hợp phân tích, xử lý dữ liệu, xác định thông tin, vụ việc có khả năng xảy ra vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo để kiểm tra, làm rõ theo quy định.

3.4. Hệ thống seal định vị GPS.

a) Kiểm tra tình trạng kết nối, trạng thái hoạt động của hệ thống Seal định vị GPS.

b) Tiếp nhận thông tin bàn giao ca làm việc, các hồ sơ vụ việc đang giám sát, triển khai thực hiện các nội dung giám sát vị trí, lộ trình container có gắn định vị theo kế hoạch được lãnh đạo phê duyệt.

c) Theo dõi hoạt động của các hệ thống dữ liệu định vị, phối hợp kiểm tra, đối chiếu khi có dấu hiệu nghi vấn.

d) Giám sát trực tuyến trọng điểm hành trình vận chuyển của các container có dấu hiệu nghi vấn hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo.

e) Khi phát hiện dấu hiệu can thiệp trái phép hoặc dấu hiệu vi phạm khác, công chức trực giám sát trực tuyến báo cáo, đề xuất lãnh đạo để kiểm tra, theo dõi, làm rõ theo quy định.

3.5. Hệ thống dữ liệu máy soi.

a) Theo dõi trạng thái kết nối dữ liệu hệ thống máy soi container, máy soi hành lý, hàng hóa và ghi sổ nhật ký ca trực.

b) Tiếp nhận thông tin bàn giao ca làm việc, các hồ sơ vụ việc đang giám sát, triển khai thực hiện các nội dung giám sát soi chiếu theo kế hoạch được lãnh đạo phê duyệt.

c) Phối hợp Chi cục hải quan hoặc đơn vị được giao quản lý, sử dụng máy soi, quan sát qua hệ thống camera, giám sát hoạt động của máy soi container, máy soi hành lý, hàng hóa.

d) Giám sát trực tuyến dữ liệu, hình ảnh soi chiếu và thông tin nghiệp vụ liên quan từ các máy soi container, máy soi hành lý, hàng hóa.

e) Kết nối và nhận dữ liệu hình ảnh soi chiếu, trực tiếp phân tích hình ảnh đối với lô hàng có dấu hiệu bất thường.

f) Trường hợp kết quả phân tích hình ảnh cho thấy có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo để xử lý theo quy định.

g) Đối với dữ liệu soi chiếu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại cửa khẩu, nếu có thông tin, dấu hiệu nghi vấn thì lập hồ sơ trọng điểm và tổ chức theo dõi để kịp thời xem xét, kiểm tra khi lô hàng được làm thủ tục.

3.6. Hệ thống dữ liệu cân ô tô.

a) Kiểm tra tình trạng kết nối, trạng thái hoạt động của hệ thống cân ô tô.

b) Giám sát trực tuyến dữ liệu hoạt động của hệ thống cân ô tô, thông tin liên quan lô hàng.

c) Trường hợp có thông tin cảnh báo hoặc dấu hiệu nghi vấn thì khai thác và phân tích thông tin liên quan lô hàng như tờ khai, doanh nghiệp, phương tiện chuyên chở, tuyến đường, loại hình,...

d) Trường hợp phân tích dữ liệu cho thấy có dấu hiệu vi phạm thì thông báo, phối hợp đơn vị liên quan để xử lý theo quy định.

Trên đây là quy định về Quy định giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử ngành hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 888/QĐ-TCHQ. 

Trân trọng!

Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Quy định giám sát trực tuyến hệ thống dữ liệu điện tử ngành hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được sử dụng để làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Thư Viện Pháp Luật
582 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào