Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh

Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Ngọc Minh (minh****@gmail.com)

Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh được quy định tại Điều 21 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:

1. Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện có thể là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, có cán bộ chuyên trách, có con dấu, trụ sở; được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo nhiệm vụ được giao, có tài khoản riêng;

2. Đại hội đại biểu Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện do Ban Chấp hành Hội tỉnh, huyện triệu tập; Đại hội có nhiệm kỳ 5 (năm) năm 1 (một) lần; có thể triệu tập muộn hơn, nhưng không quá 1 (một) năm theo quy định của pháp luật.

Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu Ban Chấp hành, bầu Ban Kiểm tra; Hiệp thương cử đại biểu dự Đại hội Hội Người cao tuổi Việt Nam. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.

3. Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện lãnh đạo hoạt động của Hội giữa 2 (hai) kỳ Đại hội. Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ. Số ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số ủy viên Ban Chấp hành. Khi có yêu cầu Ban Chấp hành bầu bổ sung nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội bầu.

Ban Chấp hành họp thường kỳ 6 (sáu) tháng 1 (một) lần, họp bất thường khi cần theo yêu cầu của Ban Thường vụ.

4. Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo giữa hai kỳ họp, có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của Ban Chấp hành, chuẩn bị và triệu tập các hội nghị Ban Chấp hành.

Ban Thường vụ họp thường kỳ 3 (ba) tháng 1 (một) lần, họp bất thường khi cần theo yêu cầu Thường trực;

5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện là Thường trực, thay mặt Ban Thường vụ điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ. Chủ tịch Hội là người đại diện cho Hội trước pháp luật.

Trên đây là quy định về Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 972/QĐ-BNV . 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào