Quy trình cần tuân thủ khi tiến hành kiểm tra sàn nâng tàu là gì?

Quy trình cần tuân thủ khi tiến hành kiểm tra sàn nâng tàu là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tú, đang sinh sống tại Đồng Nai, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi quy trình cần tuân thủ khi tiến hành kiểm tra sàn nâng tàu được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Ngọc Tú_090**)

Quy trình cần tuân thủ khi tiến hành kiểm tra sàn nâng tàu được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.3.2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 57:2015/BGTVT về phân cấp và đóng sàn nâng tàu ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BGTVT, theo đó, nếu áp dụng thiết bị thử không phá hủy để kiểm tra cáp nâng trong kỳ kiểm tra hàng năm thì cần tuân thủ quy trình dưới đây:

(1) Độ chính xác và tin cậy của thiết bị thử không phá hủy phải thỏa mãn các yêu cầu Đăng kiểm viên đưa ra;

(2) Phạm vi thử phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm viên nhằm xác minh sự phù hợp của thiết bị đối với hệ thống tời/cáp và tốc độ cáp cụ thể;

(3) Kiểm tra cáp hàng năm phải được tiến hành như sau:

(a) Kiểm tra toàn bộ cáp bằng mắt thường để tìm các sợi đứt trên cáp. Phải đặc biệt chú ý tình trạng của cáp trong phạm vi kết thúc cáp vì những vùng này khó để thiết bị thử không phá hủy tiếp cận (Xem (4) - Thử A);

(b) Thiết bị dùng để thử không phá hủy cáp phải được người có đào tạo (có năng lực) vận hành. Số lượng cáp được chọn để thử phải thỏa mãn quy định 2.3.2-3(2) nhưng không nhỏ hơn 10 phần trăm tổng số lượng cáp của hệ thống sàn nâng tàu. Cáp phải được kiểm tra trên toàn bộ chiều dài và được chọn dựa trên Kế hoạch kiểm tra lập sẵn, trên cơ sở luân phiên hàng năm (Xem (4) - Thử B);

(c) Hai năm sau khi hoàn thành việc lắp đặt sàn nâng tàu, một cáp đã được kiểm tra không phá hủy phải được chọn để thử phá hủy nhằm xác nhận kết quả thử không phá hủy. Sau đó, một cáp phải được chọn để thử kéo đứt mỗi năm (Xem (4) - Thử C).

(4) Các kết quả thử ở (3) sẽ được sử dụng để xác định việc thay thế hoặc thử tiếp có cần phải tiến hành hay không. Các tiêu chuẩn dưới đây phải được áp dụng để xác định việc giữ lại dây cáp hay không:

Thử A: Số lượng sợi bị đứt trên dây cáp không lớn hơn số lượng được quy định trong tiêu chuẩn ISO 4309:2010 đối với từng loại cáp được sử dụng;

Thử B: Diện tích mặt cắt ngang không được giảm hơn 10 phần trăm so với ban đầu.

Trong trường hợp phần diện tích giảm nằm trong khoảng 5 đến 10 phần trăm thì cần phải xem xét để đưa các dây cáp này bổ sung thêm vào số lượng cáp đã chọn thử không phá hủy ở lần kiểm tra hàng năm tiếp theo;

Thử C: Lượng suy giảm lực kéo đứt sau khi đã tính đến tác dụng tổng hợp của mài mòn, rỗ do ăn mòn, và sợi đứt không được lớn hơn 10 phần trăm lực kéo đứt nhỏ nhất của cáp. Lực kéo đứt nhỏ nhất của cáp sẽ được xác định theo nhà sản xuất cáp.

Trên đây là tư vấn về quy trình cần tuân thủ khi tiến hành kiểm tra sàn nâng tàu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 57:2015/BGTVT về phân cấp và đóng sàn nâng tàu.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
143 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào