Công tác kiểm tra điều kiện bảo quản và bôi trơn các cáp nâng của sàn nâng tàu

Công tác kiểm tra điều kiện bảo quản và bôi trơn các cáp nâng của sàn nâng tàu được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Minh, đang sinh sống tại Khánh Hòa, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi công tác kiểm tra điều kiện bảo quản và bôi trơn các cáp nâng của sàn nâng tàu được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Hoàng Minh_091**)

Công tác kiểm tra điều kiện bảo quản và bôi trơn các cáp nâng của sàn nâng tàu được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.3.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 57:2015/BGTVT về phân cấp và đóng sàn nâng tàu ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BGTVT, theo đó:

Đăng kiểm viên phải kiểm tra đảm bảo về điều kiện bảo quản và bôi trơn các cáp nâng.

Tại đợt kiểm tra chu kỳ, Đăng kiểm viên cũng phải tiến hành kiểm tra toàn bộ tại chỗ bằng mắt thường đến mức có thể thực hiện được để tìm các dấu hiệu về ăn mòn, mài mòn, đứt trên các sợi của cáp.

(1) Nói chung, dây cáp phải được thay mới nếu có 5% hoặc hơn số lượng sợi cáp trên một khoảng chiều dài bằng 10 lần đường kính cáp bị đứt, mài mòn hoặc ăn mòn. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp cụ thể, việc loại bỏ cáp phải phù hợp với tiêu chuẩn ISO 4309:2010;

(2) Tại lần kiểm tra hàng năm thứ hai và các năm tiếp theo, số lượng tối thiểu dây cáp cần phải tháo ra khỏi hệ thống sàn nâng tàu được xác định như sau:

Tới 6 đơn vị tời: 1 cáp;

Trên 6 tới 20 đơn vị tời: 2 cáp;

Trên 20 đơn vị tời: 4 cáp.

Đăng kiểm viên cần phải chọn một mẫu chiều dài trên mỗi dây cáp được thay thế để thử phá hủy. Nếu mẫu thử bị đứt ở tải trọng thấp hơn 10 phần trăm giá trị yêu cầu tối thiểu thì cần phải xem xét thử và thay thế một phần hoặc toàn bộ số dây cáp còn lại;

(3) Mục đích là sao cho thay thế các dây cáp theo trình tự, tùy thuộc vào tốc độ mài mòn, ăn mòn hóa học, ăn mòn thông thường hoặc các dạng hư hỏng khác liên quan đến mỗi hệ thống sàn nâng tàu. Đối với các hệ thống sàn nâng tàu nhỏ thì việc này dẫn đến chu kỳ thay thế là khoảng 5 năm. Đề nghị chu kỳ thay thế lớn hơn 10 năm đối với các hệ thống sàn nâng tàu lớn sẽ được Đăng kiểm xem xét riêng dựa trên các kết quả thử.

Trên đây là tư vấn về công tác kiểm tra điều kiện bảo quản và bôi trơn các cáp nâng của sàn nâng tàu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 57:2015/BGTVT về phân cấp và đóng sàn nâng tàu.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào