Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong chuẩn bị kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình

Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong chuẩn bị kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như thế nào? Tôi hiện nay đang làm việc trong một đơn vị kiểm toán độc lập, tôi rất quan tâm tới các quy định liên quan tới kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình. Tôi biết nay đã có hướng dẫn mới nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu. Nay tôi có câu hỏi như trên. Rất mong nhận được phản hồi của Quý anh chị Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi cảm ơn! Thanh Quân

Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong chuẩn bị kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được hướng dẫn tại Điều 8 Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 27/04/2017), theo đó:

Điều 8. Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán

1. Rủi ro tiềm tàng

a) Những khối lượng xây dựng của bộ phận, hạng mục công trình dễ xảy ra gian lận, sai sót (khối lượng, hạng mục ngầm, bị che khuất, ...).

b) Các đơn giá phát sinh trong thời điểm có sự thay đổi về chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng có liên quan đến dự án; các đơn giá đặc thù; việc sử dụng định mức không có trong công bố của Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

c) Vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; ảnh hưởng của môi trường, sự xuống cấp của công trình, dự án, ...

d) Dự án đầu tư có địa bàn rộng, hạng mục có kết cấu phức tạp, ...

e) Các dự án có công nghệ, thiết bị đặc chủng; các dự án có tỷ lệ chi phí thiết bị lớn trong tổng mức đầu tư.

f) Giá cả và chất lượng các vật tư, vật liệu, thiết bị nhập khẩu.

g) Sự tuân thủ quy hoạch của dự án.

h) Các cơ chế đặc thù áp dụng cho dự án.

i) Những nội dung phát sinh: Khối lượng công việc phát sinh do thay đổi thiết kế, do điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện, đơn giá và khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng.

j) Vấn đề điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng; vấn đề trượt giá liên quan đến nhiều loại đồng tiền; vấn đề trượt giá do chậm tiến độ.

k) Những vấn đề khác (nếu có).

2. Rủi ro kiểm soát

a) Mô hình và cơ chế hoạt động của các Ban QLDA còn nhiều bất cập; trình độ năng lực của Ban QLDA hạn chế; năng lực của các đơn vị tư vấn tham gia thực hiện dự án chưa cao.

b) Những nội dung liên quan đến thay đổi chính sách.

c) Những tồn tại được chỉ ra từ những cuộc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra trước đó, những sai sót có tính hệ thống chưa được khắc phục (nếu có).

d) Những vấn đề nổi cộm trong quá trình quản lý dự án bao gồm cả quản lý tài chính, kế toán.

e) Những sai sót trong chiến lược, quy hoạch; việc tuân thủ và tính hợp lý của quy hoạch ngành, vùng; sự thiếu sót trong quản lý dẫn tới các yếu kém đã được xác định như đầu tư chưa phù hợp, chậm tiến độ, chi phí đầu tư vượt trội, không đạt các mục tiêu đã đề ra; những ảnh hưởng, tác động về môi trường do dự án gây ra.

f) Trùng lắp hoặc chồng chéo trong điều hành.

g) Những vấn đề khác (nếu có).

3. Đánh giá rủi ro kiểm toán

Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, Kiểm toán viên nhà nước thực hiện xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) để phục vụ việc xây dựng KHKT tổng quát.

Trình tự, thủ tục xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán được vận dụng phù hợp theo quy định tại Đoạn 45 đến Đoạn 56 CMKTNN số 1315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 23 và Đoạn 24 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 16 đến Đoạn 18 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong chuẩn bị kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình, được quy định tại Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Dự án đầu tư
Hỏi đáp mới nhất về Dự án đầu tư
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà đầu tư không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục biểu mẫu lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án PPP là gì? Quy trình thực hiện dự án PPP như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có được hưởng ưu đãi đầu tư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có được hưởng ưu đãi thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo kéo dài thời hạn chuyển lợi nhuận của dự án đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên do ai chấp thuận chủ trương đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư được cấp GCNĐT lần đầu nhưng sử dụng máy móc, thiết bị cũ của dự án đang hoạt động có được xem là dự án đầu tư mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ tình hình hoạt động dự án đầu tư tại nước ngoài mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải tất cả dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự án đầu tư
Thư Viện Pháp Luật
453 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dự án đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào