Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Tôi đang làm việc tại một ủy ban huyện, tôi rất quan tâm tới các vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Nay tôi có thắc mắc như sau: Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công là gì? Rất mong nhận được phản hồi. Và văn bản nào hướng dẫn nội dung này? Tôi cảm ơn. Ngọc Trâm

Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công được hướng dẫn tại  Điều 5 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công ban hành kèm theo Quyết định 157/QĐ-BCĐCCTLBHXH, theo đó:

Điều 5. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo

1. Ban Chỉ đạo có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các ủy viên theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 43/QĐ-TTg và có các tổ biên tập giúp Ban Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng các Đề án thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

2. Nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 43/QĐ-TTg.

3. Nhiệm vụ của các Phó trưởng Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 43/QĐ-TTg.

4. Nhiệm vụ của các Ủy viên:

a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo chức năng phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng các Đề án; xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tuân thủ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an theo chức năng và lĩnh vực được phân công chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu và đề xuất chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng đối với lực lượng vũ trang;

c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm cung cấp cho Ban Chỉ đạo các chỉ số về tốc độ tăng GDP, giá tiêu dùng, thu nhập dân cư; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính cân đối nguồn đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

d) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông theo chức năng và lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng các Đề án về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của ngành theo định hướng nêu tại Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI và Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020; nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương của ngành; đồng thời tăng cường các biện pháp bảo đảm cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, văn hóa... cho các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em...;

đ) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo đề xuất chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công và chịu trách nhiệm thẩm tra các tờ trình, kiến nghị của Ban Chỉ đạo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

e) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo tuyên truyền các định hướng cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công nêu tại Kết luận số 23-KL/TW và Kết luận số 63-KL/TW;

g) Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Phó Chánh Văn phòng Trung ương, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo đề xuất chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội;

h) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo đề xuất chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

i) Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo đề xuất chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án, Kiểm sát.

k) Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách tiền lương đối với người lao động trong các doanh nghiệp và chính sách bảo hiểm xã hội; tham gia với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.

l) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

m) Tùy theo tình hình của bộ, cơ quan, các ủy viên Ban Chỉ đạo thành lập Tổ biên tập giúp việc xây dựng chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công của ngành.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, được quy định tại Quyết định 157/QĐ-BCĐCCTLBHXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Người có công với cách mạng
Hỏi đáp mới nhất về Người có công với cách mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Mức quà tặng ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2024 cho người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận thông tin nơi liệt sĩ hy sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh được hưởng chất độc màu da cam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng có được nhận quà tết Âm lịch 2024 của Chủ tịch nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 17 bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng của người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người có công với cách mạng
Thư Viện Pháp Luật
246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người có công với cách mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào