Mức sự cố hạt nhân được xác định như thế nào?

Mức sự cố hạt nhân được xác định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử ở nước ta hiện nay cũng như trong giai đoạn sắp tới. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Mức sự cố hạt nhân được xác định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Quang Trung (trung***@gmail.com)

Xác định mức sự cố hạt nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 07/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử như sau:

a) Sự cố mức 1 là sự kiện nội quy làm việc bị vi phạm, thiết bị trục trặc có thể gây mất an toàn đối với hệ thống bảo vệ, nhưng nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp vẫn được bảo đảm;

b) Sự cố mức 2 là sự kiện các quy định về an toàn bị vi phạm, thiết bị bảo vệ bị hư hỏng nhưng hệ thống bảo vệ vẫn được bảo đảm; nhân viên bức xạ bị chiếu xạ vượt quá liều giới hạn nghề nghiệp nhưng không quá mười lần; suất liều chiếu xạ tại khu vực làm việc lớn hơn 50 milisivơ trên giờ (mSv/h) hoặc có nhiễm bẩn phóng xạ đến mức cần phải có hành động khắc phục ở những khu vực mà theo thiết kế không có khả năng bị nhiễm bẩn trong điều kiện bình thường;

c) Sự cố mức 3 là sự cố hệ thống bảo vệ bị hư hỏng dẫn đến rò rỉ chất phóng xạ gây nhiễm bẩn ở những khu vực mà theo thiết kế không có khả năng bị nhiễm bẩn trong điều kiện bình thường, gây ra chiếu xạ đối với người dân nhưng chưa vượt quá liều giới hạn công chúng; có nhân viên bức xạ bị chiếu xạ vượt quá mười lần liều giới hạn nghề nghiệp hoặc suất liều chiếu xạ tại khu vực làm việc vượt quá 1 sivơ trên giờ (Sv/h);

d) Sự cố mức 4 là tai nạn khi thanh nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy, bị hư hỏng làm thoát ra trên 0,1% tổng lượng chất phóng xạ của vùng hoạt; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn làm một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra khỏi cơ sở, nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ có nguy cơ tử vong; gây chiếu xạ đối với người dân nhưng chưa vượt quá liều giới hạn công chúng;

đ) Sự cố mức 5 là tai nạn do vùng hoạt của lò phản ứng hạt nhân có hư hỏng; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn làm một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra khỏi cơ sở, có nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ tử vong; gây tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường ở ngoài cơ sở, cần áp dụng một số biện pháp ứng phó sự cố ở phạm vi ngoài cơ sở;

e) Sự cố mức 6 là tai nạn nghiêm trọng đối với lò phản ứng hạt nhân, làm một lượng chất phóng xạ tương đương hàng nghìn đến hàng chục nghìn têra becơren (TBq) I-131 thoát ra môi trường; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn nghiêm trọng làm thoát một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường làm nhiều người tử vong, phải áp dụng mọi biện pháp ứng phó trong kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh;

g) Sự cố mức 7 là thảm họa hạt nhân do nổ lò phản ứng hạt nhân và làm thoát một lượng rất lớn chất phóng xạ ra môi trường trên diện rộng, phải áp dụng kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xác định mức sự cố hạt nhân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 07/2010/NĐ-CP.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào