Quy định về lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán trong chi y tế dự phòng
Quy định về lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán trong chi y tế dự phòng được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BYT-BTC quy định nội dung, nhiệm vụ chi y tế dự phòng, theo đó:
Điều 6. Quy định về lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán
1. Lập dự toán: hàng năm, cơ sở y tế dự phòng, cơ quan, đơn vị có thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng quy định tại Điều 2 Thông tư này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, địa bàn được phân công phụ trách và các quy định tại Thông tư này để xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và dự toán chi ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định; trong đó:
a) Dự toán chi cho con người theo quy định tại Khoản 1 Điều 3; dự toán chi các hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 3; dự toán chi không thường xuyên theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về nội dung, mức chi của từng chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng dự toán theo từng dự án thành phần thuộc chương trình.
2. Phân bổ, giao dự toán và quyết toán:
a) Khoản kinh phí chi cho các nội dung quy định tại Điều 3 của Thông tư này là kinh phí thường xuyên được giao cho các cơ sở y tế dự phòng, đơn vị có thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng quản lý và sử dụng theo các quy định hiện hành về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Khoản kinh phí chi cho các nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư này là kinh phí không thường xuyên, kinh phí không thực hiện tự chủ. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành của Nhà nước; được tính và phân bổ ngoài định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị;
c) Hàng năm, trong phương án phân bổ dự toán ngân sách sự nghiệp y tế được giao:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất với Bộ Tài chính cân đối và dành một khoản kinh phí cho cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng chủ động cho công tác phòng chống dịch trong trường hợp dịch xảy ra;
- Sở Y tế thống nhất với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dành một khoản kinh phí nhất định và giao cho đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng tuyến tỉnh quản lý để chủ động phòng, chống bệnh dịch khi dịch xẩy ra.
d) Việc hạch toán, quyết toán nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho các nhiệm vụ y tế dự phòng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quy định về lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán trong chi y tế dự phòng, được quy định tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BYT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?