Phân chia vùng trời phục vụ cho hoạt động bay
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì:
Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được phân chia như sau:
a) Theo độ cao bay: Độ cao bay dưới 50 mét; độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét; độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét; độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
b) Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);
c) Vùng trời khu vực trường bắn;
d) Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;
đ) Vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này;
e) Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;
g) Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Phân chia vùng trời phục vụ cho hoạt động bay. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 35/2017/TT-BQP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?