Tổ chức hòa giải thương mại có những nghĩa vụ gì?
Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại như sau:
a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
c) Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn trên có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai?
- Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư 86 năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- diemthi.hanoi.edu.vn tra cứu điểm thi HSG lớp 9 Hà Nội năm 2024 2025?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5 2025?