Khó xử lý hình sự hành vi lừa tiền qua tin nhắn

Tôi nhận được tin nhắn từ số máy lạ giả danh người bạn thân nhờ nạp hộ thẻ điện thoại. Tin tưởng, tôi đã nạp thẻ cho số điện thoại kia. Xin cho biết có cách gì để lấy lại tiền không? Kẻ lừa đảo bị xử lý như thế nào nếu phát hiện được?
Pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi người nào đó bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
Thời gian gần đây, hiện tượng kẻ xấu lợi dụng sự cả tin của người khác để thực hiện các hành vi lừa đảo qua điện thoại có xu hướng tăng lên. Chiêu thức của các kẻ lừa đảo là mạo danh các nhà mạng để nhắn tin, gọi điện thông báo cho khách hàng thông báo trúng thưởng với giá trị lớn, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, nạp tiền, chuyển khoản,… hoặc giả danh bạn bè, người thân nhờ nạp thẻ cào.

Theo nguyên tắc, các mạng điện thoại phải là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, cụ thể là phải đưa ra các phương thức để hạn chế tin nhắn lừa đảo. Tuy nhiên, trên thực tế trách nhiệm này vẫn chưa được các nhà mạng thực hiện đến nơi đến chốn. Do đó, người dùng điện thoại vẫn phải cẩn trọng và cảnh giác để tự bảo vệ tài sản của mình.

Khi đã mất tiền cho bọn lừa đảo, việc đòi lại số tiền đã mất là rất khó. Trong trường hợp sớm phát hiện việc bị lừa đảo có thể yêu cầu các nhà mạng ngăn chặn: Đối với những thẻ cào chưa kịp sử dụng, nhà mạng có thể khóa serie và hoàn lại cho khách hàng. Còn những thẻ cào mà kẻ lừa đảo đã sử dụng, đã nạp tiền thành công, chỉ khi Cơ quan điều tra bắt được thủ phạm và chứng minh được những mã thẻ đã dùng, nhà mạng mới có thể hoàn lại tiền cho khách hàng.

Về việc xử lý hành vi lừa đảo dạng tin nhắn, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác, các tin nhắn lừa đảo, tin nhắn quảng cáo vi phạm các nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo là các loại thư rác. Cũng theo Nghị định này, tùy theo từng trường hợp, pháp luật quy định các mức xử phạt khác nhau.

Cụ thể phạt tiền 10-20 triệu đồng đối với các vi phạm quy định về gắn nhãn, đặt nhãn (Điều 35); phạt tiền 2-80 triệu đồng đối với vi phạm các quy định về chức năng từ chối nhận thông tin quảng cáo (Điều 36); phạt tiền 1-30 triệu đồng đối với vi phạm các quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn (Điều 37); phạt tiền1-40 triệu đối với vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo (Điều 38); phạt tiền 10-80 triệu đồng đối với vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ tin nhắn quảng cáo (Điều 39); phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với hành vi không trả chi phí liên quan đến việc cung cấp chức năng từ chối cho người nhận (Điều 40).

Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 43 của Nghị định 90/2008/NĐ-CP nói trên. Các hình phạt bổ sung bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; thu hồi mã số quản lý; buộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước; buộc hoàn trả kinh phí chiếm dụng, thu sai do vi phạm hành chính gây ra; tạm đình chỉ từ 1-3 tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn.

Ngoài ra, hành vi dùng tin nhắn để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Điều 139 quy định, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm….

Xét về mặt dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi của kẻ giả danh là người quen của bạn nhắn tin nhờ nạp thẻ điện thoại là hành vi gian dối làm cho bạn đã lầm tưởng, tin rằng đó là người bạn quen biết đang cần sự giúp đỡ nên đã tự nguyện chuyển giao tài sản cho kẻ đó.

Tuy nhiên, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của kẻ thực hiện hành vi gian dối nói trên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm….

 

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào