Một tác phẩm có bản quyền bao nhiêu năm?

Bố tôi có cuốn truyện đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả được hơn 30 năm, nay ông qua đời thì quyền tác phẩm được bảo hộ trong thời gian bao lâu? Nguyễn Hương Dung

Theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả bao gồm “quyền nhân thân và quyền tài sản”.

Quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật này như sau:

“Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.

Quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

“1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này”.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

Theo Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì thời hạn bảo hộ đối với quyền nhân thân được quy định như sau:

“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình, thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.

Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả khác nhau đối với mỗi quyền khác nhau nhưng phải đảm bảo đúng thời hạn theo quy định nêu trên.

 

Tác phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Tác phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Báo điện tử sử dụng tác phẩm phải trả tiền nhuận bút cho tác giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
Hỏi đáp pháp luật
Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
Hỏi đáp pháp luật
Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Trích dẫn tác phẩm của người khác không nêu tác giả phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt khi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm về sản phẩm, tác phẩm thủ công mỹ nghệ trong quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tác phẩm
Thư Viện Pháp Luật
365 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tác phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào