Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay?

Xin cho biết hiện có những hình thức XKLĐ như thế nào và người lao động phải nộp hồ sơ đăng ký ở đâu?

Theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có 4 hình thức XKLĐ chủ yếu sau đây:

1. Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hình thức này được thực hiện bởi các doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp khai thác hợp đồng cung ứng lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn người lao động, đưa và quản lý người lao động ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người lao động lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Luật quy định tổ chức sự nghiệp tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là để thực hiện các thoả thuận hoặc điều ước quốc tế ký kết với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các tổ chức sự nghiệp là tổ chức công, thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và được thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ. Hiện tại, chỉ có duy nhất Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab) là tổ chức sự nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện việc tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS.

2. Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài  

Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Người lao động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.

3. Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Đây là hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật. Hình thức này xuất hiện tượng đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện để đi làm việc theo hình thức này ngoài những điều kiện cơ bản đã nêu ở trên thì người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân
Đây là hình thức mà người lao động ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung gian môi giới. Sau đó, người lao động trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thường trú hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đăng ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào