Niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thì:
1. Chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu phải theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử phải bảo đảm:
a) Tính toàn vẹn của thông tin trong quá trình niêm phong, tạm giữ, tịch thu;
b) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống thông tin và sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
c) Có thể khôi phục toàn vẹn chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu tại hệ thống của tổ chức, cá nhân sau thời hạn niêm phong, tạm giữ, tịch thu;
d) Xác định được việc truy cập, thay đổi nội dung của chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu.
3. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện các biện pháp niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử thì tổ chức, cá nhân không được phép khai thác, sử dụng, sửa đổi chứng từ điện tử này trong hệ thống thông tin của mình để giao dịch hoặc sử dụng cho mục đích khác.
4. Nghiêm cấm mọi hình thức thâm nhập, khai thác, sao chép, sửa chữa hoặc sử dụng chứng từ điện tử khi đã bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử.
Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 27/2007/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?