Ai phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm vào ai, vì sao phải nộp loại thuế này?

Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

“1. Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b) Rượu;

c) Bia;

d) Xe ôtô dưới 24 chỗ, kể cả xe vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

e) Tàu bay, du thuyền;

g) Xăng các loại;

h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

i) Bài lá;

k) Vàng mã, hàng mã.

2. Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường;

b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

d) Kinh doanh đặt cược;

đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

e) Kinh doanh xổ số”.

Vậy, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có thể còn có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.

Người phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định: “Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt”.

Theo đó, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Người nộp thuế sẽ được hoàn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong những trường hợp quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như sau:

“Điều 8. Hoàn thuế, khấu trừ thuế

1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:

a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;

b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;

d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.

2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất”.

“Điều 9. Giảm thuế

Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có)”.

Như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu mà đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ đặc biệt và người phải nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh những mặt hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo những quy định pháp luật nêu trên.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ttđb có thuế suất khác nhau
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh du lịch và khách sạn chịu thuế ttđb nhưng phần phụ phí có phải chịu thuế
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa, dv chịu thuế ttđb khi cung ứng phải sử dụng hóa đơn như thế nào
Hỏi đáp pháp luật
Đối với hàng hóa chịu thuế ttđb, giá tính thuế có loại trừ giá trị vỏ bao bì không
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hỏi đáp pháp luật
Ai phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh karaoke có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không
Hỏi đáp pháp luật
Loại ô tô nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh sân golf phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Hỏi đáp pháp luật
Dịch vụ nào phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Thư Viện Pháp Luật
338 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào