Làm 2 năm liên tục không được ký HĐLĐ phải làm sao?
Điều 16 Bộ luật lao động 2012 quy định: 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Như vậy, chồng bạn đã làm việc liên tục tại trung tâm suốt hai năm mà không được ký hợp đồng lao động, không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người sử dụng lao động đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về lao động, về bảo hiểm xã hội.
Để đảm bảo quyền lợi, chồng bạn có thể làm đơn đề nghị được ký hợp đồng lao động, được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (gồm cà bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) gửi tới trung tâm. Nếu trung tâm không giải quyết thỏa đáng, chồng bạn có thể làm đơn đề nghị tới Phòng quản lý lao động thuộc UBND cấp quận/huyện nơi trung tâm đang đặt trụ sở để đề nghị can thiệp giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?