Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính được quy định tại Điều 11 Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính như sau:
1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 82/2012/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?