Nộp BHXH theo lương hợp đồng hay lương thực tế?

Hiện nay tại công ty của bà Trần Thúy Hòa (tỉnh Yên Bái), tiền lương ghi trong hợp đồng lại khác so với bảng thanh toán tiền lương hằng tháng. Bà hỏi, vậy việc tính đóng BHXH căn cứ theo khoản lương nào? Trong hợp đồng, công ty của bà Hòa ghi tiền lương cơ bản là 2.700.000 đồng, phụ cấp xăng xe 200.000 đồng, chuyên cần 300.000 đồng, ăn ca 15.000 đồng và các khoản khác theo quy định. Bảng thanh toán tiền lương hàng tháng gồm: Lương cơ bản 2.700.000 đồng, làm thêm giờ 1.850.000 đồng, phụ cấp tổ trưởng 700.000 đồng, phụ cấp thâm niên 300.000 đồng; xăng xe 200.000 đồng, ăn ca 15.000 đồng, chuyên cần 400.000 đồng (làm đủ 26 ngày công), hỗ trợ nhà ở 250.000 đồng và các khoản khác như tiền thưởng, khen thưởng con công nhân học giỏi, hỗ trợ ốm đau, gia đình khó khăn (không cố định hằng tháng). Vậy công ty bà phải trích nộp BHXH các khoản nào nêu trên? Công ty bà chưa đăng ký thang bảng lương với Phòng LĐ-TB&XH huyện, khi giao dịch với cơ quan BHXH, công ty của bà được yêu cầu phải thực hiện đăng ký thang bảng lương để có căn cứ trích nộp BHXH. Bà hỏi, như vậy có đúng không? Nếu công ty của bà chưa thực hiện đăng ký thang bảng lương thì công ty có được tham gia đóng BHXH không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH từ ngày 1-1-2016 đến ngày 31-12-2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16-11-2015 của Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015 của Chính phủ).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015 nêu trên là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Các khoản không tính đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015 của Chính phủ.

Đối chiếu quy định nêu trên, căn cứ các khoản lương, phụ cấp lương bà đã nêu tại câu hỏi thì hiện nay khoản lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương (tổ trưởng; thâm niên) làm căn cứ tính đóng BHXH theo quy định. Bà Hòa căn cứ quy định nêu trên đề nghị đơn vị nơi làm việc thỏa thuận ghi tiền lương, phụ cấp lương nêu trên vào hợp đồng lao động để đóng BHXH theo đúng quy định.

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 49/2013 ngày 14-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để theo dõi, giám sát.

Vì vậy, cơ quan BHXH đề nghị công ty của bà Hòa khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện là đúng quy định.

Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài được pháp luật quy định là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký tài khoản cho cá nhân trên ứng dụng VssID nhanh nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng bảo hiểm xã hội được 5 tháng, đến tháng thứ 6 sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng BHXH được pháp luật quy định là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản liên quan đến bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại tờ rời BHXH do mất? Cấp lại sổ BHXH có cấp lại tờ rời không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xin cấp lại tờ rời BHXH online trên VssID?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động có quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp sổ bảo hiểm xã hội trong bao lâu từ ngày 01/7/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
310 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào