Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi trong đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi

Tôi tên là Nguyễn Trung Nhân, địa chỉ mail trung_nhan_89****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi trong đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi được quy định như thế nào? Tôi hiện đang nuôi lợn theo mô hình công nghiệp nên rất quan tâm tới quy định này. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật!

Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi trong đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi được quy định tại Tiểu mục 2 Mục III Thông tư 22/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:

2. Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi:

2.1. Giống vật nuôi phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc vùng, cơ sở không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời gian ít nhất 3 tháng trước khi xuất bán con giống. Cụ thể các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với từng giống vật nuôi như sau:

a) Đối với trâu, bò: Bệnh Lở mồm long móng (LMLM);

b) Đối với dê, cừu: Bệnh LMLM, Đậu dê, Đậu cừu;

c) Đối với lợn: Bệnh LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn;

d) Đối với gà: Bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn;

đ) Đối với vịt: Bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt.

2.2. Giống vật nuôi phải được tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh sau:

a) Đối với bệnh LMLM:

- Tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá týp O, A, Asia 1 cho trâu, bò, dê, cừu;

- Tiêm phòng vắc xin LMLM týp O cho lợn nái, lợn đực giống; lợn nuôi lấy thịt (trong trường hợp cung cấp cho các dự án phát triển chăn nuôi).

- Sử dụng chủng loại vắc xin trong chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM hoặc các loại vắc xin tương đồng cao với các týp vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam.

b) Đối với bệnh Nhiệt thán: Tiêm phòng cho trâu, bò có nguồn gốc từ vùng/cơ sở đã bị bệnh Nhiệt thán trong thời gian 10 năm trước khi xuất bán.

c) Đối với bệnh Dịch tả lợn: Tiêm phòng cho lợn.

d) Đối với bệnh Cúm gia cầm: Gà, vịt phải được tiêm phòng theo quy định.

đ) Bệnh Đậu dê, cừu: Tiêm phòng cho dê, cừu.

e) Gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.

2.3. Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng hoặc được ký hợp đồng cung ứng giống vật nuôi phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ của Chi cục Thú y kiểm tra thực tế về chất lượng con giống và các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với con giống trước khi vận chuyển.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi trong đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi, được quy định tại Thông tư 22/2009/TT-BNNPTNT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
200 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào