Trình tự xây dựng đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 12 Nghị định 117/2010/NĐ-CP thì trình tự xây dựng đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng được quy định như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng đề án xác lập khu rừng đặc dụng trong cả nước; lấy ý kiến tham gia dự thảo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức được lấy ý kiến, trong thời gian không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo đề án, có trách nhiệm góp ý bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Hồ sơ trình, thẩm quyền phê duyệt đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng
a) Hồ sơ gồm:
Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xác lập hệ thống rừng đặc dụng;
Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng;
Bản đồ hệ thống rừng đặc dụng cả nước;
Các hồ sơ khác có liên quan.
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước.
Trình tự xây dựng đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng được quy định tại Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?