Di chúc toàn bộ tài sản cho con trai, người khác có được chia phần?

Ông tôi qua đời và để lại di chúc toàn bộ tài sản cho bố tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi, bố tôi có phải chia tài sản cho những người con khác của ông không?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Ông bạn có quyền để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho bố bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc như: nội dung, hình thức, thời điểm lập di chúc. Bạn cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin cụ thể hơn nữa về vấn đề này để có thể nhận được tư vấn rõ ràng hơn. Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật tài sản đó có thực sự là tài sản cá nhân của ông bạn và nội dung, hình thức di chúc đó hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bố bạn vẫn có thể phải chia tài sản này cho những người con khác của ông bạn. Căn cứ Điều 644, Bộ luật dân sự 2005 những cá nhân sau được thừa kế tài sản mà không dựa vào di chúc:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Bởi vậy, nếu các con của ông bạn nếu ai chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động vẫn có thể được nhận hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Bố bạn vẫn có thể phải chia cho các anh em mình phần tài sản theo quy định của luật pháp để đảm bảo việc sinh sống của họ.

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật thì có được thừa kế theo pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần người làm chứng khi lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết chữ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lập di chúc? Lập di chúc bằng cách đánh máy có cần người làm chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc ở văn phòng luật sư có hợp pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ của người lập di chúc không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được gửi cho người quen giữ không? Người nhận di chúc cần phải làm gì khi người viết di chúc qua đời?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
252 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào