Làm thế nào rút được số tiền tiết kiệm khi bà nội đột ngột qua đời?
Do thông tin bạn cung cấp không nêu rõ bà nội người yêu bạn qua đời đột ngột nhưng có để lại di chúc hay không để lại di chúc. Tuy nhiên, dù bà ngoại có để lại di chúc hay không, gia đình người yêu bạn muốn rút số tiền tiết kiệm trị giá 200 triệu đồng thì gia đình phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.
Sau đó, nếu bà ngoại có để lại di chúc (di chúc hợp pháp) thì số tiền tiết kiệm 200 triệu đồng sẽ được chia theo nội dung di chúc; còn trường hợp bà ngoại không để lại di chúc (hoặc di chúc không hợp pháp) thì số tiền trên sẽ được phân chia theo hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gia đình cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng tử;
2. Giấy tờ chứng minh tài sản do người chết để lại;
3. Giấy chứng minh quan hệ của các đồng thừa kế với người để lại di sản: Giấy khai sinh của người thừa kế, sổ hộ khẩu…..
4. Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu;….
5. Giấy tờ tùy thân của người để lại di sản: chứng minh thư nhân dân,…
6. Văn bản phân chia di sản thừa kế (công chứng hoặc chứng thực);
7. Di chúc (nếu có).
Sau khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật, gia đình người yêu bạn có thể ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục rút số tiền tại Ngân hàng để phân chia cho các đồng thừa kế theo văn bản phân chia đã thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?