Tiền đóng BHXH dùng để làm gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội".
Có thể thấy, bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Mục đích chủ yếu của chính sách này là nhằm trợ giúp cho đời sống của người lao động (NLĐ) và gia đình họ bằng cách tạo ra khoản thu nhập thay thế khi họ gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm..giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Góp phần tăng năng suất lao động cũng như chất lượng công việc. Hiện tại BHXH Việt Nam đang thực hiện 05 chế độ trợ cấp cho NLĐ đó là:
- Trợ cấp ốm đau: giúp NLĐ có khoản trợ cấp thay thế phần thu nhập bị mất do phải nghỉ làm việc khi bị ốm đau.
- Trợ cấp thai sản: giúp lao động nữ có khoản tiền trợ cấp thay thế phần thu nhập bị mất do không làm việc khi sinh con cũng như quy định về thời gian nghỉ trước và sau sinh nhằm đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ.
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: nhằm đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động khi không may bị tai nạn trong quá trình làm việc cũng như mắc bệnh do tiếp xúc với công việc hằng ngày.
- Chế độ hưu trí: nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không nhận nữa từ nghề nghiệp do hết tuổi lao động về hưu, nhưng số tiền nhận trợ cấp sẽ thấp hơn so với thu nhập khi làm việc.
- Chế độ tử tuất: đây là chế độ BHXH mang tính chất nhân đạo, nhằm giúp thân nhân của người chết có được khoản tiền trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt của gia đình do người lao động chết.
Theo quy định của pháp luật, thì doanh nghiệp buộc phải tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ:
+ Làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
+ Làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
+ Là quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Mức đóng BHXH hàng tháng cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp đóng: 18% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ (trong đó 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
+ Người lao động đóng: 8% mức tiền lương tháng (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất).
Như vậy, quỹ BHXH là nguồn tài chính độc lập ngoài ngân sách Nhà nước do các bên tham gia BHXH đóng góp nhằm phân phối lại cho mọi thành viên khi bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra do tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động. Không chỉ vậy, BHXH còn thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế, góp phần tạo ra cơ sở sản xuất mới, việc làm mới giải quyết được tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động...Đây là một chính sách quan trọng không thể thiếu của quốc gia nhằm để ổn định đời sống kinh tế - xã hội.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc dùng quỹ BHXH cũng như quyền lợi khi NLĐ tham gia BHXH. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?