Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan đươc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 9 Nghị định 90/2012/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan đươc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ được quy định như sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thi đua, khen thưởng, tôn giáo.
3. Kiến nghị Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan đươc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ được quy định tại Nghị định 90/2012/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra ngành nội vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?