Nhà tang lễ phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh nào?

Bạn đọc Nguyễn Phương Anh hỏi: Nhà tang lễ phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi hiện đang công tác tại một đơn vị hoạt động mai táng, hoả táng, thuộc thành phố. Tôi được biết pháp luật cũng có quy định về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng nên có tìm hiểu. Nay tôi có thắc mắc như trên. Rất mong nhận được giải đáp của Quý Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi cảm ơn. Chúc Ban biên tập Thư Ký Luật sức khỏe.

Vệ sinh nhà tang lễ được quy định tại Mục VIII Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng do Bộ Y tế ban hành, theo đó:

VIII. VỆ SINH NHÀ TANG LỄ

Nhà tang lễ phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh như sau:

1. Phải tách biệt với khu dân cư xung quanh và có tường ngăn bao quanh. Trường hợp nhà tang lễ đồng thời là nhà xác của bệnh viện thì vị trí của nhà tang lễ phải được bố trí tách biệt với các khoa, phòng khác của bệnh viện.

2. Phải có các phòng riêng biệt để thực hiện việc tổ chức tang lễ và quàn ướp thi hài.

3. Phòng quàn ướp thi hài phải bảo đảm không để các côn trùng, súc vật xâm nhập.

4. Nền nhà và đường đi phải được láng xi măng hoặc lát gạch men hoặc bằng các vật liệu khác bảo đảm không thấm nước và dễ làm sạch.

5. Phải có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và thông gió đảm bảo vệ sinh.

6. Phải có khu vực vệ sinh.

7. Phải được làm vệ sinh sạch sẽ ngay sau mỗi lần tổ chức tang lễ. Trường hợp tổ chức tang lễ cho người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa thì sau khi tang lễ kết thúc, nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi hài và các vật dụng có tiếp xúc với thi hài phải được xử lý bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành. Nếu dùng hoá chất là Cloramin B để xử lý thì tiến hành như sau: Lau hoặc phun phủ kín lên toàn bộ bề mặt của nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi hài và cácvật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với nền nhà, tường xung quanh và các vật dụng tối thiểu là 30 phút.

8. Phải có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin: Họ tên, địa chỉ, nguyên nhân chết, thời gian vận chuyển đến, thời gian vận chuyển đi, ký hiệu (mã số) của thi hài; họ tên, địa chỉ của thân nhân thi hài; xác nhận của bên giao và bên nhận thi hài. Hồ sơ sổ sách phải được đơn vị quản lý nhà tang lễ ghi chép cập nhật thường xuyên và lưu trữ theo các quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Vệ sinh nhà tang lễ, được quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào