Vệ sinh trong khâm liệm thi hài đối với người chết khi được phát hiện đã bị thối rữa

Cho tôi hỏi: Vệ sinh trong khâm liệm thi hài đối với người chết khi được phát hiện đã bị thối rữa được quy định như thế nào? Tôi hiện đang công tác tại một đơn vị hoạt động mai táng, hoả táng, thuộc thành phố. Tôi được biết pháp luật cũng có quy định về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng nên có tìm hiểu. Nay tôi có thắc mắc như trên. Rất mong nhận được giải đáp của Quý Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi cảm ơn. Chúc Ban biên tập Thư Ký Luật sức khỏe. Ngọc Hân, HCM

Vệ sinh trong khâm liệm thi hài đối với người chết khi được phát hiện đã bị thối rữa được quy định tại Tiểu mục 2 Mục III Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng do Bộ Y tế ban hành, theo đó:

III. VỆ SINH TRONG KHÂM LIỆM THI HÀI

...

2. Đối với người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc khi được phát hiện đã bị thối rữa:

Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Mục III của Thông tư này, việc khâm liệm thi hài phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Phải khâm liệm trong vòng 6 giờ, kể từ khi chết hoặc khi phát hiện thi hài;

b) Thi hài phải được xử lý trước khi khâm liệm bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành. Nếu dùng hoá chất là Cloramin B thì xử lý như sau: Dùng bông tẩm dung dịch Cloramin B nồng độ 5% để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài sau đó phun dung dịch Cloramin B nồng độ 5% lên toàn bộ thi hài hoặc dùng vải liệm được tẩm dung dịch Cloramin B nồng độ 5% để quấn kín toàn bộ thi hài;

c) Thi hài phải được bọc kín bằng vật liệu không thấm nước trước khi cho vào quan tài;

d) Phải được xử lý phần nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài và các vật dụng có tiếp xúc với thi hài, bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành ngay sau khi khâm liệm. Nếu dùng hoá chất là Cloramin B thì xử lý như sau: Lau hoặc phun phủ kín lên toàn bộ bề mặt của nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài hoặc các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với nền nhà, tường xung quanh hoặc các vật dụng tối thiểu là 30 phút.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Vệ sinh trong khâm liệm thi hài đối với người chết  khi được phát hiện đã bị thối rữa, được quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
218 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào