Xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước đã chết hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng

Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Cho tôi hỏi: Xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước đã chết hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng được quy định như thế nào? Tôi hiện đang làm việc trong lực lượng kiểm lâm. Do yêu cầu công việc nên tôi có tìm hiểu về xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu của các vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, tuy nhiên vẫn còn một số thắc mắc chưa rõ. Tôi gửi thắc mắc này đến các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Rất mong nhận được phản hồi của Quý ban. Trân trọng cảm ơn! Thành Nghĩa, HN

Xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước đã chết hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng  được quy định tại Mục II  Phần B Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:

II. XỬ LÝ TANG VẬT LÀ ĐỘNG VẬT RỪNG THUỘC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRONG NƯỚC ĐÃ CHẾT HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ, SẢN PHẨM CỦA CHÚNG

1. Tang vật là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận của chúng thuộc nhóm IB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây:

a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc.

b) Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng biện pháp trên.

2. Tang vật là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận của chúng thuộc nhóm IIB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây:

a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc.

b) Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

c) Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước đã chết hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng, được quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào