Cơ sở có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN thì:
Cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Điều lệ Sáng kiến có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến, bao gồm:
1. Pháp nhân, tức là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật Dân sự, cụ thể là:
a) Được thành lập hợp pháp;
b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập (ví dụ: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư...).
3. Các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên (ví dụ: các chi nhánh của doanh nghiệp, các trung tâm trực thuộc tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước...), và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến ở đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ (ví dụ: quy định trong quy chế về hoạt động sáng kiến ở cơ sở).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Cơ sở có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 18/2013/TT-BKHCN để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không yêu cầu nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi đăng ký kết hôn đúng không?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Đắk Nông?
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ được tổ chức vào thời gian nào?
- Chỉ tiêu Học viện Quân y tuyển sinh hệ dân sự 2025 là bao nhiêu?
- Năm 2025, người dân được phép xây dựng nhà ở tạm trên đất nông nghiệp không?