Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước

Cho tôi hỏi pháp luật quy định về Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi có ý định mở doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nên rất quan tâm tới vấn đề này. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Trần Trung Nhân, địa chỉ mail trung_nhan_89****@gmail.com

Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước được quy định tại Điều 28 Nghị định 141/2005/NĐ-CP về việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, theo đó:

Điều 28. Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm ở trong nước

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 26 của Nghị định này.

2. Thanh tra viên lao động đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng.

3. Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

4. Chánh Thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 6 Điều 26 của Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;

c) Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 26 của Nghị định này.

Những người có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này khi tiến hành xử phạt nếu thấy cần áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 26 của Nghị định này thì kiến nghị Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét, quyết định.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, d và đ khoản 6 Điều 26 của Nghị định này.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động quy định tại điểm c khoản 6 Điều 26 của Nghị định này theo đề nghị của những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước, được quy định tại Nghị định 141/2005/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào