Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay

Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật quy định về kiểm soát an ninh khu vực hạn chế và khu vực công cộng trong hoạt động hàng không. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thanh Huệ (hue***@gmail.com)

Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay được quy định tại Điều 39 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.

2. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội dung sau:

a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;

b) Người và đồ vật mang theo;

c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;

d) Vật phẩm nguy hiểm.

3. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào và hoạt động tại khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được giám sát an ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp.

4. Người, phương tiện, đồ vật đưa ra ngoài khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra khi có biểu hiện nghi ngờ như: trộm cắp tài sản, buôn lậu và gian lận thương mại hoặc trong các trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra gồm:

a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;

b) Người và đồ vật mang theo;

c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;

d) Vật phẩm nguy hiểm.

5. Quy trình kiểm tra người như sau:

a) Kiểm tra thẻ kiểm soát an ninh hàng không, quan sát đối chiếu thực tế;

b) Kiểm tra người bằng cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay ở những nơi có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay. Khi cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay báo động thì phải tiếp tục kiểm tra trực quan. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên tối thiểu 5% trong trường hợp cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay không có báo động. Kiểm tra trực quan tại những điểm không có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay;

c) Thứ tự, động tác kiểm tra thẻ, kiểm tra trực quan, sử dụng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; quy trình kiểm tra bằng cổng từ được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.

6. Quy trình kiểm tra đồ vật như sau:

a) Đưa đồ vật qua máy soi tia X ở những nơi có máy soi tia X. Khi qua máy soi tia X có nghi ngờ thì tiếp tục tiến hành kiểm tra trực quan.

b) Kiểm tra trực quan đồ vật tại những điểm không có máy soi tia X;

c) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy soi tia X được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.

7. Quy trình kiểm tra phương tiện như sau:

a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện và những người đi cùng rời khỏi phương tiện;

b) Kiểm tra giấy phép của phương tiện;

c) Quan sát, kiểm tra bên ngoài phương tiện;

d) Dùng gương soi kiểm tra gầm, bề mặt phía trên của phương tiện;

đ) Kiểm tra trực quan bên trong buồng lái của phương tiện;

e) Kiểm tra khoang chở người, hàng của phương tiện (trừ các trường hợp khoang chở hàng được niêm phong theo quy định);

g) Kiểm tra các niêm phong của phương tiện, hàng hóa chuyên chở trên phương tiện;

h) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan và sử dụng gương soi gầm, bề mặt phía trên của phương tiện được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.

8. Quy định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:

a) Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này;

b) Người mang các vật phẩm nguy hiểm, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao vào khu vực hạn chế phải đăng ký tại tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này; vào cửa nào phải ra cửa đó;

c) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số lượng nếu có sử dụng trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp nhân viên kiểm soát an ninh hàng không mang theo công cụ hỗ trợ được trang bị trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không;

d) Sổ sách, tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về văn thư, lưu trữ.

9. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với từng khu vực hạn chế cụ thể phải được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

317 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào