Quyền của SCIC là gì?
Theo quy định hiện hành tại Điều 22 Điều lệ Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm Nghị định 57/2014/NĐ-CP thì quyền của SCIC được quy định như sau:
1. Lựa chọn và quyết định lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả có khả năng sinh lời và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn có mục tiêu chính trị - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, SCIC phải tổ chức theo dõi để xác định rõ kết quả việc thực hiện những nhiệm vụ này, báo cáo Bộ Tài chính để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức: Mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Được quyền chủ động quyết định đầu tư thêm vốn, bán vốn tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này; chủ động lựa chọn các hình thức bán vốn mà SCIC đã tiếp nhận hoặc đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP và Điều lệ này; được thỏa thuận mua lại cổ phần, vốn góp đã bán cho nhà đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích của Nhà nước.
4. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
5. SCIC được thành lập, tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên kết (bao gồm cả các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư) sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.
6. Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
7. Thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp mà SCIC nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ theo quy định tại Điều 52, Điều 53 Điều lệ này.
8. Cử, ủy quyền và đánh giá hoạt động của Người đại diện; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác của Người đại diện tại các doanh nghiệp được giao quản lý. Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung quy định tại Nghị định 151/2013/NĐ-CP và Điều lệ này. Tham gia lựa chọn Người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao vốn về SCIC.
9. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của SCIC được quy định tại Nghị định 57/2014/NĐ-CP về điều lệ Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?