Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng
Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, theo đó:
Điều 6. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm pháp luật về trật tự công cộng phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết khác có liên quan để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
3. Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành hoặc cố tình vi phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Thông tư 09/2005/TT-BCA , cụ thể:
3.1. Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra hoạt động tập trung đông người trái phép hoặc xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật khác về bảo đảm trật tự công cộng, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người có hành vi vi phạm và các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự công cộng và giải tán việc tập trung đông người trái phép, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3.3. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, khám người, khám phương tiện hoặc các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật sau khi đã áp dụng các biện pháp hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục, nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành, cố tình vi phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.
3.4. Đối với các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân để tiến hành các hoạt động tập trung đông người trái phép nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân hoặc các trường hợp tập trung đông người trái phép có sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại, chất dễ cháy hoặc các công cụ, phương tiện khác có thể gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc áp dụng các quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này, các cơ quan chức năng còn phải áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đó.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng, được quy định tại Nghị định 38/2005/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?