Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng

Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Khánh Phương, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2009/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng thì:

1. Tổ chức, cá nhân khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng phục vụ công nghiệp quốc phòng theo quy định tại nhóm 1, nhóm 2 thuộc Danh mục A kèm theo Nghị định này được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi như sau:

a) Được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đối với diện tích đất cần thiết được sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ quốc phòng;

b) Được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng đặc thù quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này; trường hợp bị thương hoặc bị chết được xét công nhận và hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ như đối với lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt quy định tại điểm e khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng phục vụ công nghiệp quốc phòng theo quy định tại Danh mục B kèm theo Nghị định này được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2009/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp mới nhất về Công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải là một trong các loại hình của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng công trình sư tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được hưởng chính sách gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải đáp ứng các tiêu chí nào? Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có các hoạt động gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc lập quy hoạch công nghiệp quốc phòng, quy hoạch công nghiệp an ninh được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
Hỏi đáp pháp luật
Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công nghiệp quốc phòng
Thư Viện Pháp Luật
271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công nghiệp quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghiệp quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào