Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình

Tôi tên là Nguyễn Trung Nhân, địa chỉ mail trung_nhan_89****@gmail.com. Cho tôi hỏi pháp luật quy định về Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi có tham gia làm cộng tác viên một số tờ báo trong các chuyên mục về gia đình và xã hội, nên tôi rất quan tâm đế quy định này. Rất mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật.Thanks!

Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình được hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, theo đó:

Điều 10. Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình

1. Khung nhuận bút cho tác phẩm báo nói, báo hình được quy định như sau:

(Nhóm/Thể loại/Hệ số tối đa)

1/Tin; Trả lời bạn đọc/10

2/Chính luận/30

3/Phóng sự; Ký (một kỳ); Bài phỏng vấn/30

4/Sáng tác văn học/30

5/Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục/30

6/Toạ đàm, giao lưu/50

2. Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở.

3. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thuộc Khoản 1 Điều 9 Nghị định này hưởng nhuận bút theo quy định tại khung nhuận bút.

4. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này như sau:

a) Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;

b) Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% thể loại tương ứng;

c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 70% mức nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.

5. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này như sau:

a) Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 100% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;

b) Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 100 - 200% thể loại tương ứng;

c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đài truyền hình được quyền trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ở mức cao hơn nhưng tổng nhuận bút và thù lao tối đa không quá 20% đối với phim truyện, sân khấu truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng chi phí sản xuất tác phẩm (không bao gồm chi phí thiết bị về truyền hình).

6. Những quy định khác

a) Tác phẩm phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thỏa thuận trong hợp đồng.

b) Đối với thể loại cầu phát thanh, cầu truyền hình, chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền hình trực tiếp và những thể loại khác chưa quy định trong Nghị định này, tuỳ theo tính chất, quy mô, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) các Đài phát thanh, truyền hình quyết định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người liên quan thực hiện các chương trình đó.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình, được quy định tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Tác phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Tác phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Báo điện tử sử dụng tác phẩm phải trả tiền nhuận bút cho tác giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
Hỏi đáp pháp luật
Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
Hỏi đáp pháp luật
Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Trích dẫn tác phẩm của người khác không nêu tác giả phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt khi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm về sản phẩm, tác phẩm thủ công mỹ nghệ trong quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tác phẩm
Thư Viện Pháp Luật
280 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tác phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào