Thanh lý tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân được quy định thế nào?
Thanh lý tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân được quy định tại Điều 16 Nghị định 106/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân như sau:
1. Các trường hợp thanh lý:
a) Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được;
b) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
c) Trường hợp công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ an ninh phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc thanh lý tài sản đặc biệt chỉ được thực hiện sau khi làm thủ tục loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị vũ trang nhân dân
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị.
4. Phương thức thanh lý:
a) Phương thức thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Được bán vật liệu thu hồi trong quá trình phá dở, hủy bỏ tài sản là công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ an ninh;
c) Các tài sản đặc biệt khác, sau khi đã tháo gỡ những bộ phận, phụ tùng còn sử dụng được phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật, phần còn lại được làm biến dạng để bán dưới dạng phế liệu.
5. Việc bán tài sản thu hồi sau thanh lý do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán đối với tài sản thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị. Phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt chỉ bán cho các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
6. Số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản đặc biệt, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản, gồm:
a) Chi phí kiểm kê; đo vẽ nhà đất;
b) Chi phí phá dỡ, hủy bỏ, làm biến dạng tài sản;
c) Chi phí di dời;
d) Chi phí định giá, thẩm định giá;
đ) Chi phí tổ chức bán đấu giá (nếu có);
e) Các chi phí khác có liên quan.
8. Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, đơn vị có trách nhiệm ghi giảm tài sản và báo cáo theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thanh lý tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 106/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?