Bảng tính chênh cao khái lược hạng I độ cao quốc gia được quy định thế nào?
Bảng tính chênh cao khái lược hạng I độ cao quốc gia được quy định cụ thể tại Điểm 12.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao, theo đó:
Bảng tính chênh cao khái lược hạng I thực hiện theo quy định tại phụ lục 31, hạng II thực hiện theo quy định tại phụ lục 32.
- Số hiệu mốc và dấu mốc lấy từ số đo chênh cao và kiểm tra theo bản ghi chú điểm.
- Khoảng cách giữa các mốc lấy từ sổ đo và lấy tròn số đến 0,1 km.
- Số hiệu chỉnh mia phải được cộng vào giá trị chênh cao trung bình của từng đoạn đo đi và đo về (nếu là hạng I) và được cộng vào giá trị chênh cao của từng đoạn đo đi và đo về (nếu là hạng II và III).
- Số hiệu chỉnh độ cao chuẩn hoặc độ cao gần đúng phải được cộng vào giá trị chênh cao trung bình của đo đi và đo về.
Sau khi đã đưa tất cả các số hiệu chỉnh vào giá trị chênh cao thì mới tính sai số khép đường hoặc khép vòng. Nếu đạt giới hạn sai số mới phân phối sai số khép.
Trên đây là tư vấn về bảng tính chênh cao khái lược hạng I độ cao quốc gia. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai?
- Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư 86 năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- diemthi.hanoi.edu.vn tra cứu điểm thi HSG lớp 9 Hà Nội năm 2024 2025?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5 2025?