Yêu cầu kỹ thuật khi đào và sử dụng mốc độ cao quốc gia
Yêu cầu kỹ thuật khi đào và sử dụng mốc độ cao quốc gia được quy định cụ thể tại Mục 10.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao, theo đó:
Khi đào và sử dụng mốc phải hết sức cẩn thận không được đụng chạm mạnh vào dấu mốc. Đo ngắm xong phải lấp đất tu sửa bề ngoài của mốc lại như quy định. Nếu địa hình thay đổi nhiều, các vật chuẩn không còn nữa, thì người đo ngắm phải vẽ lại ghi chú điểm.
Khi đo trên các điểm độ cao, toạ độ quốc gia và các điểm cố định khác phải tháo vòng chụp đáy mia ra (nếu có) và đặt mia như sau:
a) Khi đo ngắm đến mốc cơ bản: đợt đo đầu tiên phải đo chênh cao giữa dấu trên và dấu dưới với độ chính xác 1 mm. Các đợt đo sau đặt mia lên dấu trên, nếu bị hư hỏng thì đặt mia lên dấu dưới;
b) Khi đo trên các loại mốc độ cao đều phải dựng mia lên núm dấu mốc hoặc dựng lên đỉnh dấu nếu là dấu chân tường;
c) Khi đo trên điểm toạ độ quốc gia, dựng mia lên núm dấu trên, nếu dấu trên bị hư hỏng thì dựng mia lên núm dấu giữa hoặc dưới;
d) Khi đo ngắm các điểm cố định khác, dựng mia lên điểm dự định đo độ cao của nó.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu kỹ thuật khi đào và sử dụng mốc độ cao quốc gia. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?