Hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Lần đầu tiên, Bộ luật hình sự nước ta có một số điều luật nêu khái niệm của hình phạt ( Điều 26 ). Trước khi khái niệm về hình phạt được quy định chính thức trong Bộ luật hình sự, thì hình phạt chỉ được nghiên cứu như là một khái niệm có tính chất khoa học, trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành hoặc trong các giáo trình của các trường đại học. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 dành một điều quy định khái niệm về hình phạt là một bước tiến trong công tác lập pháp. Khái niệm hình phạt quy định tại Điều 26 Bộ luật hình sự đã nêu đầy đủ nội dung, bản chất của hình phạt.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, tức là không có một chế tài nào nghiêm khắc hơn hình phạt. Dù chỉ là hình phạt cảnh cáo hay phạt tiền 1 triệu đồng cũng được coi là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc hơn các chế tài khác như chế tài hành chính, dân sự hoặc kinh tế có mức phạt cao hơn, bởi vì các chế tài khác không bị coi là có án tích, còn chế tài hình sự, người bị kết án bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích, còn bị coi là có án tích và hậu quả pháp lý của án tích nặng nề hơn các chế tài khác. Một hành vi bị coi là có tội và bị Tòa án áp dụng hình phạt kéo theo nhiều hậu quả nặng nề khác cho người phạm tội. Chỉ có chế tài hình sự thì một người mới bị bắt giam, bị tước quyền tự do, bị cải tạo trong trại giam, thậm chí bị tước bỏ cả quyền sống nếu họ bị kết án tử hình.
Hình phạt là của Nhà nước, do đó chỉ có Nhà nước mà cơ quan thay mặt là Quốc hội mới được đặt ra hình phạt thông qua hình thức quy định trong Bộ luật hình sự. Ngoài Bộ luật hình sự, không có một đạo luật nào được quy định tội phạm và hình phạt mà chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhà nước coi hành vi này hay hành vi khác là tội phạm nhưng nếu không quy định biện pháp cưỡng chế (chế tài) đối với người thực hiện hành vi đó không khác gì nhìn thấy kẻ trộm vào nhà mà không có biện pháp tự vệ. Khi nói đến hình phạt, Mác viết: “hình phạt chẳng qua chỉ là thủ đoạn tự vệ của xã hội chống lại sự vi phạm những điều kiện tồn tại của nó, dù cho những điều kiện ấy có thế nào đi nữa”
Nhà nước đặt ra hình phạt, nhưng hình phạt đó phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do người phạm tội thực hiện. Tính chất và mức độ nguy hiểm cảu hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhân thân người phạm tội, quan hệ xã hội bị xâm phạm, thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã hội, ý thức chủ quan của người phạm tội. Vì vậy, nhà làm luật quy định các loại hình phạt khác nhau cho mỗi hành vi phạm tội khác nhau và ngay trong cùng một loại hành vi phạm tội cũng có các loại hình phạt khác nhau để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Hệ thống hình phạt được ra đời là để đáp ứng yêu cầu của sự tương ứng giữa hành vi phạm tội với biện pháp cưỡng chế. Đó là mối quan hệ giữa tội phạm với hình phạt. Hệ thống hình phạt là toàn bộ các hình phạt khác nhau được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, phản ánh mức đọ nặng nhẹ khác nhau của mỗi loại hình phạt. Bộ luật hình sự sắp xếp hệ thống hình phạt theo một thứ tự từ nhẹ đến nặng ( nhẹ nhất là cảnh cáo và nặng nhất la tử hình ). Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung, vì nó không được sắp xếp thành một hệ thống theo một thứ tự nhất định như hình phạt chính.
Hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự nước ta tương đối phong phú và đa dạng, kết hợp hài hòa các yếu tố trừng trị và giáo dục cải tạo; giúp cho Tòa án khi quyết định hình phạt bảo đảm các nguyên tắc như: nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc nhân đạo, Bộ luật hình sự không chỉ quy định các hình phạt chính mà kèm theo hình phạt còn có các hình phạt bổ sung nhằm ngăn ngừa người phạm tội để họ không phạm tội mới. Với hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, không có hình phạt có tính chất khủng bố, trả thù hay đày đọa thể xác hoặc chà đạp phẩm giá con người.
Các hình phạt trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự được nhà làm luật quy định rất cụ thể, rõ ràng; loại hình phạt nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội nào, đồng thời quy định giới hạn cụ thể cho từng loại hình phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?