Phạt tù có thời hạn
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định
Hình phạt tù có thời hạn là một loại hình phạt nghiêm khắc, vì người bị kết án bị tước tự do, bị cách ly với xã hội, họ phải lao động cải tạo trong trại giam dưới sự quản lý và giám sát của lực lượng cảnh sát. Chế độ cải tạo cũng như việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn theo Luật thi hành án hình sự và nghị định của Chính phủ quy định.
Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự Việt Nam tuy là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, nhưng không mang tính chất trả thù hay hành hạ người bị kết án mà có ý nghĩa cải tạo giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Trong thời gian chấp hành hình phạt, nếu họ tiến bộ thì được xét giảm mức hình phạt. Thực tiễn cho thấy hầu hết những người bị phạt tù có thời hạn đều được giảm và được trả lại tự do trước thời hạn. Bộ luật hình sự còn có những quy định không phải chấp hành hình phạt tù khi đã hết thời hiệu ( Điều 55 ); được miễn chấp hành hình phạt tù ( Điều 57); giảm mức hình phạt tù ( Điều 58 ); hoãn chấp hành hình phạt tù ( Điều 61 ); tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù ( 62 ); án treo ( Điều 60 ). Tất cả những quy định trên cho thấy hình phạt tù có thời hạn quy định trong luật hình sự nước ta có bản chất khác hẳn với hình phạt tù của các nước tư bản.
Hình phạt tù có thời hạn có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Tuy nhiên, mức này chỉ đối với người phạm một tội, còn đối với người phạm nhiều tội thì mức tối đa có thể lên tới ba mươi năm. Đây là quy định mới so với Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định dù một người có phạm nhiều tội, nhưng đều bị xét xử trong một bản án thì mức hình phạt tù tối đa đối với người ấy cũng không được quá hai mươi năm. Việc quy định như vậy rõ ràng là không thể hiện được nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt, không có tác dụng đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Mức tối thiểu và tối đa đối với hình phạt tù có thời hạn được quy định trong các điều luật và trong từng khung hình phạt cụ thể không hoàn toàn giống với mức tối thiểu và tối đa quy định cho loại hình phạt này, mà tùy thuộc và từng tội phạm, từng trường hợp phạm tội cụ thẻ mà nhà làm luạt quy định mức tối thiểu và tối đa cho phù hợp. Có tội phạm nhà làm luật chỉ quy định mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai năm, nhưng có tội hạm phải quy định mức tối thiểu là mười năm và tối đa là hai mươi năm. Nếu khung hình phạt quy định mức tối thiểu cao hơn ba tháng tù thì khi quyết định hình phạt Tòa án có thể phạt bị cáo dưới mức tối thiểu của khung hình phạt, nhưng không được xuống dưới quá ba tháng tù.
Người bị kết án bị Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó họ đã bị tạm giữ hoặc tạm giam, thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, nhưng không quy định Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt hay cơ quan công an trừ trong quá trình thi hành hình phạt trong trại giam? Đây là vấn đề tưởng đơn giản nhưng nếu không có quy định thống nhất sẽ dẫn đến việc thi hành khác nhau. Nếu Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt như từ trước đến nay vẫn làm, thì trong bản án phải tuyên mức hình phạt cụ thể, sau đó trừ thời gian tạm giữ, tạm giam rồi buộc người bị kết án chấp hành hình phạt tù còn lại và thời hạn tù phải tính từ ngày tuyên án hoặc từ ngày bắt thi hành án.
Nếu đến ngày tuyên án, người bị kết án không bị tạm giam, thì Tòa án phải tuyên trong bản án thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án. Nếu giao cho cơ quan công an quản lý tại giam trừ, thì hồ sơ thi hành án phải phản ánh đầy đủ thời gian tạm giam, tạm giữ đối với người bị kết án và việc này phải được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc Luật thi hành án
Cả hai cách trên đều không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng không trừ thời gian tạm giữ, tạm giam cho người bị kết án. Để khắc phục tình trạng trên, nên chăng vẫn giao cho Tòa án trừ thời gian tạm giữ, tạm giam cho người bị kết án nhưng trong bản án không cần phải ghi cụ thể thời hạn tù còn bao nhiêu mà chỉ ghi được trừ thời gian tạm giữ hoặc tạm giam là bao nhiêu tháng hoặc bao nhiêu ngày kể từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm.
- Phạt bị cáo bốn năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị tạm giữ hoặc tính từ ngày tạm giam ( nếu là trường hợp bị cáo bị tạm giữ, bị tạm giam đến ngày tuyên án)
- Phạt bị cáo bốn năm tù, thời hạn tính từ ngày bắt thi hành án ( nếu bị cáo không bị tạm giam hoặc không bị bắt ngay tại phiên tòa ) được trừ thời gian tạm giam 3 tháng 10 ngày, kể từ ngày 1-1-2000 đến ngày 10-4-2000
Quy định như vậy, vừa chính xác lại vừa dễ theo dõi trong quá trình thi hành án phạt tù. Việc quy định này, chỉ cần các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn bằng Thông tư liên tịch mà không cần phải quy định trong trực tiếp Bộ luật hình sự hay Luật thi hành án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?