Công tác đo chênh cao hạng I bằng máy quang cơ của độ cao quốc gia
Công tác đo chênh cao hạng I bằng máy quang cơ của độ cao quốc gia được quy định cụ thể tại Mục 5.1.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao, theo đó:
Đo chênh cao hạng I bằng máy quang cơ dùng mia inva dài 3 m có khắc vạch thành thang chính và thang phụ đồng bộ với máy đo. Sai số khoảng chia 1 m của các thang số không được vượt quá 0,10 mm, đối với mia dùng để đo ở miền núi sai số này không được vượt quá 0,05 mm. Đối với máy thủy chuẩn điện tử dùng bộ mia mã vạch đã được kiểm tra khoảng cách từng dm, từ dm thứ 5 đến dm thứ 25 trên bãi kiểm tra chuẩn. Trên mia gắn ống nước tròn có giá trị khoảng chia từ 10” - 12”/2 mm. Dựng mia trên các cọc sắt đã đóng xuống đất ở độ sâu thích hợp. Cấu tạo và chất lượng cọc sắt phải đảm bảo ổn định về độ cao trong quá trình đo chênh cao.
Trên đây là tư vấn về công tác đo chênh cao hạng I bằng máy quang cơ của độ cao quốc gia. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?