Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPN
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPN được quy định tại Điều 40 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP như sau:
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Chương I, II, III, IV và V Quy chế này, cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mới về quản lý và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN và xác định một đơn vị trực thuộc phù hợp chịu trách nhiệm làm đầu mối trong quan hệ và vận động viện trợ PCPNN tại địa phương.
Các cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN khác xác định một đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ và năng lực trong quản lý việc sử dụng và phối hợp các nguồn lực cho phát triển của cơ quan để làm đầu mối trong quan hệ, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan mình.
Văn bản thông báo về việc cử các đơn vị đầu mối nêu tại khoản 1 Điều này phải được gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ PCPNN nêu tại Chương này trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Nghị định ban hành Quy chế này có hiệu lực.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Tham gia ý kiến trong quá trình thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ PCPNN về lĩnh vực chuyên môn do cơ quan quản lý theo phân công của Chính phủ.
b) Định kỳ, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ danh mục cụ thể các chủng loại hàng hóa, trang thiết bị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng (còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới) thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan quản lý theo phân công của Chính phủ. Danh mục đầu tiên phải được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Nghị định ban hành Quy chế này có hiệu lực.
3. Thủ trưởng cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN theo thẩm quyền được quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 15 Quy chế này, phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các chương trình, dự án theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Quy chế này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định phê duyệt của mình cũng như chịu trách nhiệm việc phê duyệt, bố trí vốn đối ứng và quản lý thực hiện các khoản viện trợ đó.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với Bên tài trợ.
5. Giám sát, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN do Thủ trưởng cơ quan phê duyệt; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN hoặc thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ PCPNN liên quan được nêu tại Chương này để xử lý.
6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng, hiệu quả thực hiện các khoản viện trợ PCPNN phù hợp với các quy định của pháp luật.
7. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Điều 27 Quy chế này.
Trên đây là quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPN. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 93/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?