Trường hợp nào được cấp giấy phép khai thác thủy sản?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2005/NĐ-CP được hướng dẫn tại Điểm 3 Mục II Thông tư 02/2006/TT-BTS về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản thì tổ chức, cá nhân không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản trong các trường hợp sau:
a) Khai thác thủy sản tại khu vực cấm khai thác của các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, các khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này và các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản.
b) Khai thác những đối tượng bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn (vào thời gian cấm khai thác) được quy định tại Phụ lục 5, Phụ lục 6 của Thông tư này và các văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản; khai thác các loài thủy sản mà Bộ Thủy sản công bố trữ lượng nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng trong thời hạn còn hiệu lực của quyết định công bố; khai thác các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên để làm giống có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác được quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh cho phép;
c) Những hoạt động khai thác thủy sản bị cấm bao gồm:
- Các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng chất nổ, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện, hóa chất hoặc chất độc;
- Sử dụng các loại nghề hoặc công cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại điểm đ Khoản 2 Mục II của Thông tư này.
- Các nghề sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại điểm đ khoản 2 Mục II của Thông tư này;
- Các nghề và loại tàu khai thác thủy sản bị cấm hoạt động trong một số tuyến khai thác;
+ Tại tuyến bờ cấm các nghề: lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc ở tầng nước mặt), nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề rớ, câu tay mực) và các nghề khác mà UBND cấp tỉnh quy định đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản; các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá có công suất máy chính hoặc chiều dài đường nước thiết kế lớn hơn quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
+ Tại tuyến lộng cấm các nghề kết hợp ánh sáng sử dụng công suất nguồn sáng vượt quá quy định tại điểm đ khoản 2 Mục II của Thông tư này; các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá có công suất máy lớn hơn quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
d) Các tàu khai thác thủy sản đóng mới có công suất máy chính hoặc sử dụng các nghề bị cấm phát triển theo quy định của Bộ Thủy sản hoặc quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản.
Bộ Thủy sản quy định cấm phát triển:
- Các nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng;
- Các nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển;
- Tàu lắp máy có công suất dưới 90 sức ngựa làm nghề lưới kéo cá;
- Tàu lắp máy dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp được cấp giấy phép khai thác thủy sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 02/2006/TT-BTS để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?